Thứ Hai, 25 tháng 3, 2019

Thảo Dược Hay Nhất - 5 Loại Thảo Dược Có Tác Dụng Chữa Bệnh

Tuy có nguồn gốc và lịch sử dùng trong y học bắt nguồn từ Ấn Độ nhưng những thảo dược có tác dụng chữa bệnh này lại rất gần gũi với người Việt.

1. Lá cà ri

Loại là này được dùng nhiều trong các món ngon truyền thống của Ấn Độ đặc biệt là món cà ri vốn đã trứ danh. Lá cà ri còn được coi là một loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh, có khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm chứng trào ngược dạ dày. Nhiều bài thuốc cổ của người Ấn còn dùng rễ cây cà ri để hỗ trợ trị sỏi thận.



Trong 100 gram lá cà ri với có chứa tới 50-60mg sắt. Do đó, nó còn là loại thảo dược rất tốt cho người bị thiếu máu.

Phụ nữ mang thai nếu bị buồn nôn, hãy trộn một muỗng cà phê nước ép từ lá cà ri với một muỗng cà phê mật ong cùng nửa muỗng cà phê nước cốt chanh sẽ giúp kiểm soát cơn buồn nôn.

2. Hạt tiêu đen

Trong nhiều món ăn của người Việt đều ít nhiều có sự xuất hiện của hạt tiêu nhưng ít ai biết rằng hạt tiêu đen là một dược liệu quý. Từ lâu, người Ấn Độ đã dùng hạt tiêu đen để giảm các cơn đau như đau đầu, đau khớp, nhức mỏi, đau răng.



Với một liều lượng thích hợp kết hợp với một vài loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh khác, hạt tiêu đen còn có thể chữa chứng thổ tả, ngăn ngừa bệnh tim mạch và bảo vệ hệ tiêu hóa. Hạt tiêu đen còn rất công dụng đối với thận, đồng thời là chất kích thích tình dục và điều hòa kinh nguyệt.

3. Nghệ

Một trong những loại thảo dược quý của Ấn Độ từ lâu đã được người Việt tin dùng chính là nghệ. Bất kể là nghệ đen hay nghệ vàng đều chứa một hàm lượng cao chất cucumin -  tốt cho dạ dày, ruột, gan, mật, lọc máu, làm sạch máu, điều trị vết thương…

Ngày nay, có rất nhiều nghiên cứu khoa học từ Đông đến Tây đều ca ngợi các thành phần quý giá của nghệ. Công năng chính của nghệ là phòng chống ung thư, thậm chí, ngày càng có nhiều bác sĩ cho bệnh nhân ung thư dùng nghệ với mật ong như một loại thực phẩm chức năng giúp tăng hiệu quả của liệu trình trị bệnh. Nghệ còn có nhiều công dụng làm đẹp như trắng da, làm mờ sẹo và giúp chữa đau dạ dày.


4. Hạt thì là

Không chỉ giúp món của gia đình bạn thêm thơm ngon tròn vị mà loại hạt này còn rất giàu các chất chống oxy hóa. Hạt thì là còn là một nguồn cung cấp folate, fiber, vitamin C, và potassium cho cả gia đình bạn.



Nhờ các thành phần vừa nêu trên mà hạt thì là đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức đề kháng, thanh lọc cơ thể và chống lão hóa.

5. Lá nguyệt quế

Lá nguyệt quế là một loại thảo dược quý mà không phải ai cũng hiểu rõ thành phần cũng như công dụng. Loại lá này chứa nhiều hợp chất được biết đến với tên khoa học là parthenolides. Hợp chất parthenolides giúp giảm các cơn đau nửa đầu rất hữu hiệu, đó cũng là lý do vì sao phụ nữ Ấn Độ rất hay dùng loại lá này để chữa đau đầu.
Ngoài ra, lá nguyệt quế còn chứa eunogel, một chất có khả năng kháng viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ nên rất tốt cho cơ thể.

Nguồn: ST

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019

Thảo Dược Hay Nhất - Bí Quyết Chữa Bệnh Gút Bằng Thảo Dược Chỉ Trong Vòng 30 Phút

Bây giờ, những người đang chung sống với bệnh gút hoàn toàn có thể yên tâm sống thật vui vẻ, khỏe mạnh bởi lẽ đã có một loại nguyên liệu cực kì dễ kiếm, rẻ tiền đó là tía tô có thể chấm dứt hoàn toàn những cơn đau dai dẳng, khó chịu mà bệnh gút gây ra một cách đơn giản nhất.



Loại tía tô sử dụng để chữa bệnh gút bằng thảo dược này có màu tím hay còn có tên khác là xích tô, é tía. Trong y học cổ truyền, tía tô tím có tính cay, vị ấm, không hề độc. Thảo dược này có thể sử dụng để chữa một số bệnh như cảm mạo, hoặc làm thuốc an thai. Ngoài ra, đây cũng là một gia vị khá phổ biến thường gặp trong nhiều món ăn khác nhau.

Trong nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, tía tô có chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Đặc biệt là những loại vitamin A, vitamin C, khoáng chất cần thiết như phốt pho, sắt, canxi. Vì thế mà chẳng có gì lạ khi nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.

Bật mí cách chữa bệnh gút bằng thảo dược

Nếu bạn đang bị bệnh gút hoặc có người thân đang mắc phải căn bệnh này. Vậy thì ngay từ bây giờ hãy dự trữ trong nhà một ít rau tía tô. Ngoài ra, bạn có thể trồng tía tô ngay trong vườn nhà, sân thượng phòng trường hợp khi cần sử dụng tới. Nếu như bị cơn đau nhức, khó chịu ghé thăm bạn hoàn toàn có thể áp dụng bài thuốc chữa bệnh gút bằng thảo dược này.

Cách thực hiện


Hãy sử dụng 1 nắm lá tía tô đi rửa thật sạch, sau đó cho vào trong nồi để sắc thật kĩ với lửa nhỏ khoảng 30 phút.Với nước uống vừa thu được, bạn cần uống ngay lập tức, chỉ sau vòng 30 phút là bạn sẽ thấy được hiệu quả bất ngờ, cơn đau nhức khó chịu sẽ chẳng còn hành hạ nữa đâu nhé!

Một số chú ý cần nhớ
Bên cạnh đó, hãy chú ý nếu như không muốn những cơn đau ghé thăm liên tiếp trong tương lai, vậy thì hãy xây dựng thói quen dùng tía tô ở trong những bữa ăn mỗi ngày. Khi ăn sống tía tô bạn sẽ thấy việc phòng bệnh gút phát huy hiệu quả tốt hơn.

Người bệnh hoàn toàn yên tâm có thể áp dụng phương pháp chữa bệnh gút đơn giản này mà không cần phải lo lắng tới những tác dụng phụ có thể xảy ra. Mặt khác, sử dụng lá tía tô sẽ đem tới tác dụng nhanh chóng ngay từ lần đầu áp dụng. Chỉ cần kiên trì trong thời gian vài tháng bạn sẽ thấy những triệu chứng và cách điều trị bệnh gout sẽ được biến mất đấy nhé!

Nguồn: ST

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2019

Thảo Dược Hay Nhất - Cây Thuốc Quý Dược Liệu Chữa Bệnh Dễ Kiếm Trong Vườn

Ngày nay mọi người đều muốn hướng về sử dụng những cây thuốc thảo dược để chữa bệnh vì nó có lợi cho sức khỏe, không lo tác dụng phụ hay kháng kháng sinh. Tuy nhiên, khá nhiều người vẫn còn mơ hồ và không hề biết về đặc điểm cũng như tác dụng của các loại cây thảo dược, những loại dược liệu quanh ta vẫn bị bỏ qua. Nếu bạn đang thắc mắc và muốn tìm hiểu những loại cây thảo dược- loại dược liệu quý quanh vườn nhà thì bạn đừng bỏ qua bài viết hữu ích dưới đây.

Cây Cỏ Tranh

Cây cỏ tranh hay còn được gọi là bạch mao. Đây là loại cây sống lâu năm có thân rễ lan dàia ưn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi; dáng lá hẹp dài; lá có mặt trên nhám, mặt dưới nhẵn, mép lá sắc có thể cứa đứt tay rất dễ dàng. Hoa tự hình chuỳ, màu trắng sợi như bông, rất nhẹ nên ngoài nhân giống qua chồi rễ, cỏ tranh còn có khả năng phát tán rất xa nhờ gió. Ngoài ra rễ cỏ tranh còn được gọi là mao căn. tác dụng của rễ cây cỏ tranh

Tác dụng cây cỏ tranh

Theo đông y, rễ cây cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn. Có tác dụng trừ phục nhiệt (nhiệt ẩn tàng ở bên trong), tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện và tẩy độc cơ thể. Dùng chữa chứng nội nhiệt phiền khát, tiểu tiện khó khăn, đái ra máu, thổ huyết, máu cam…

Hoa cỏ tranh có vị ngọt, tính ấm, không độc; có tác dụng cầm máu, làm hết đau dùng chữa nôn ra máu, đổ máu mũi.



Cây hẹ

Cây rau hẹ hay còn được gọi là cửu thái, khởi dương thảo là cây thân thảo, có chiều cao khoảng 20-40 cm, giàu dược tính và có mùi thơm rất đặc trưng, không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn…, mà còn là cây thuốc chữa được nhiều bệnh.

Tác dụng của cây hẹ

Theo Đông y, cây rau hẹ có tác dụng làm thuốc cụ thể, lá hẹ để sống có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay; vào các kinh Can, Vị và Thận. Có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Thường dùng chữa ngực đau tức, nấc, ngã chấn thương,… Gốc rễ hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, thường dùng chữa ngực bụng đau tức do thực tích, đới hạ, các chứng ngứa,… Hạt hẹ có tính ấm, vị cay ngọt; vào các kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ Can, Thận, tráng dương, cố tinh. Thường dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh, lưng gối yếu mềm.



Cây bông mã đề

Cây bông mã đề hay còn gọi là cây xa tiền, đây là loại cây thân thảo, cao từ 10-15cm, cây dễ trồng trong vườn nhà vì có thể sống ở nhiều vùng đất có khí hậy khác nhau. Mã đề có thân ngắn, lá mọc từ gốc, có hình trứng và có phần gân dọc theo sống lá. Mép lá có hình răng cưa, uốn lượn không đều theo nhiều hình dạng khác nhau. Mã đề có bông dài, mọc thẳng hướng lên trời, hoa lưỡng tính, có bốn đài xếp đều, cuống hoa gần như quy đồng ở gốc. Quả mã đề là dnagj quả nang, hình chóp thuôn dài, bên trong có chứa nhiều hạt nhỏ màu đen, bóng, đem ươm sẽ mọc thành cây mới.

Tác dụng cây bông mã đề

Theo dân gian, mã đề thường có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu rất tốt, do đó ngoài việc ăn món canh mã đề trong các bữa ăn, không ít người còn dùng mã để để sắc nước uống nhằm lợi tiểu và loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Các nhà khoa học cũng nghiên cứu và chứng minh, cây mã đề đặc biệt là phần lá tác dụng, tăng thải trừ urê, acid uric và muối trong thận khá hiệu quả. Cây bông mã đề trị đi tiểu ra máu, chữa sỏi đường tiết niệu. Trị ho, tiêu đờm, trị tiêu chảy. sốt xuất huyết, mụn nhọt.



Cây vòi voi

Cây vòi voi hay còn có tên gọi khác là cây vĩ trùng, đại vĩ đạo. Cây có chiều cao khoảng 25-40cm, thân cây khỏe, thuộc loại thân cứng và có nhiều cành.

Trên thân cây và cành cây có nhiều lông ráp, lá cây vòi voi được mọc so le với nhau, lá cây có hình trái xoan và chóp nhọn, cả hai mặt của lá cây đều có lông ráp. Hoa cây vòi voi có màu trắng hoặc màu tím, hoa không có cuống, được mọc so le và rất đều nhau. Qủa cây vòi voi có 4 quả hạch con hình tháp. Cây vòi voi được mọc ở những vùng đất trống bỏ hoang hoặc những nương cỏ bỏ hoang ở nhiều nơi. Có thể thu hoạch thân và lá quanh năm và đặc biệt là vào mùa thu.  Sử dụng cây vòi voi tươi hoặc khô đều có hiệu quả chữa bệnh như nhau.

Tác dụng của cây vòi voi

Theo sách thuốc của giới Đông y, tác dụng của cây vòi voi chính là chống viêm và giảm đau.

Cây vòi voi có vị đắng nhẹ, hơi the, vị mát. Sử dụng vòi voi có tác dụng tiêu độc, tiêu viêm, trong những trường hợp phong thấp, viêm gân do chấn thương đừng bỏ qua những bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ cây vòi voi.
Người ta còn phát hiện tác dụng của cây vòi voi trong công dụng chữa bệnh mụn nhọt, viêm họng, mẫn ngứa. Cây vòi voi còn có khả năng chữa bệnh đau nhức đầu gối, sưng đầu gối.
Ngoài ra, trẻ em nóng mẩn ngứa có thể tắm bằng lá và thân cây vòi voi làm dịu ngứa và mẩn.



Cây sài đất

Sài đất còn có tên gọi là húng trám, ngổ núi, cúc nháp, cúc giáp, hoa múc… thuộc họ cúc. Cây mọc hoang và được trồng làm thuốc. Sài đất là loại cỏ sống dai, mọc lan bò, thân mọc lan tới đâu rễ mọc tới đấy. Thân màu xanh có lông trắng, cứng, nhỏ. Lá gần như không cuống, mọc đối, hình bầu dục thon dài 2 đầu nhọn, có lông nhỏ cứng ở cả hai mặt. Cụm hoa hình đầu, cánh hoa màu vàng tươi. Cây mọc hoang ở nhiều tỉnh trong cả nước.

Tác dụng của cây sài đất

Theo Đông y, sài đất vị ngọt, hơi chua, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm ho, mát máu; thường được dùng chữa cảm mạo, sốt, viêm họng, viêm phế quản phổi, ho gà, tăng huyết áp, trĩ rò, phòng sởi, mụn nhọt.
Theo kinh nghiệm trong nhân dân và một số bệnh viện ở nước ta, sài đất có tác dụng chữa mụn nhọt, chốc, lở ngứa, đau mắt, viêm bàng quang, viêm tuyến vú, rôm sảy,giảm đau..
Ngoài ra sài đất còn chữa cảm sốt, uống phòng sởi biến chứng.


Nguồn: ST

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019

Thảo Dược Hay Nhất - 6 Loại Thảo Dược Thiên Nhiên Có Tác Dụng Trị Mất Ngủ

Tâm sen, lạc tiên, tam thất hay lá vông đều là những loại thảo dược tự nhiên có tác dụng chữa bệnh mất ngủ ở phụ nữ hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu và áp dụng ngay hôm nay để có được giấc ngủ ngon nhé.

Ngoài việc điều chỉnh lối sống, sinh hoạt hàng ngày, ta có thể sử dụng thêm một số cây thuốc nam điều trị bệnh mất ngủ sau đây:


Tâm Sen


Tâm sen là chồi mầm bên trong của hạt sen. Tâm sen có màu xanh, vị đắng. Đây là vị thuốc thường được dùng rất nhiều trong y học cổ truyền làm thuốc an thần, điều trị mất ngủ, suy nhược cơ thể. Ngày nay tâm sen còn được chế biến thành dạng trà để tiện sử dụng. Để điều trị bệnh mất ngủ ta có thể dùng tâm sen hãm trà uống hàng ngày hoặc dùng bài thuốc gồm 4 vị Lá vông, cây lạc tiên, lá dâu tằm, tâm sen đem sắc lên để làm thuốc uống trị mất ngủ.



Củ Gừng

Là loại dược liệu phổ biến và dễ tìm, củ gừng cũng được rất nhiều người sử dụng trong việc chữa mất ngủ.

Rất đơn giản, bạn có thể dùng gừng để chữa mất ngủ theo những cách sau:

– Nấu nước gừng ngâm chân mỗi tối giúp các kinh mạch thư giãn, cơn buồn ngủ sẽ đến nhanh hơn.

– Nửa củ gừng nấu với đường phên (đường đỏ) và 500ml nước nấu lên uống vào buổi trưa và chiều để có tác dụng vào buổi tối. Bài thuốc này chữa mất ngủ kinh niên cực tốt, nên kết hợp với cách ngâm chân bằng nước gừng.

– Gừng tươi ngâm với giấm. Cho vài lát gừng vào chậu nước ấm ngâm chân trước khi đi ngủ trong vòng 30 phút. Làm đều đặn liên tục hàng ngày.




Cây Trinh Nữ



Trinh nữ hay còn gọi là cây xấu hổ có tác dụng an thần, làm dịu thần kinh và chữa bệnh mất ngủ hiệu quả.


Cách dùng: mỗi lần lấy khoảng 20 lá cây trinh nữ khô hoặc tươi, cho vào 100ml nước sắc lên tầm 5-10 phút, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.





Hoa Tam Thất



Tất cả các thành phần của cây Tam thất bắc đều được sử dụng làm thuốc, đây được coi là cây thuốc vàng trong Đông Y. Đặc biệt, hoa Tam thất là một loại trà thảo dược dùng pha uống hằng ngày với rất nhiều công dụng trong đó nổi bật với tác dụng chữa bệnh mất ngủ. Sử dụng trà hoa tam thất vào ban ngày bạn sẽ dễ ngủ hơn vào buổi tối. Sử dụng lâu dài, bệnh mất ngủ của bạn sẽ được đẩy lùi lúc nào không hay.





Lá Vông


Là cây mọc hoang rất dễ tìm ở các vùng quê khắp cả nước. Lá vông có vị đắng nhạ, hơi chát, tính bình là thảo dược có tác dụng hoạt huyết, an thần, kích thích ngủ, điều trị huyết áp cao.


Trong Đông Y, lá vông được dùng nhiều trong các bà thuốc điều trị chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh. Bài thuốc như sau:

Cây lạc tiên 50g, lá vông 30g, lá dâu tằm 10g, sắc với 1 lít nước uống trong ngày, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ, bạn sẽ ngủ rất ngon nhé.



Cây Lạc Tiên

Lạc tiên là bài thuốc dưỡng tâm, an thần phổ biến được dùng trong hầu hết các bài thuốc chữa mất ngủ của Đông Y. Lạc tiên có thể dùng với nhiều phương pháp khác nhau, có người lấy để nấu canh, cũng có người lấy lạc tiên phơi khô để hãm nước uống như chè. Bất kể ăn hay uống trà lạc tiên đều có tác dụng giảm bớt chứng mất ngủ, khó ngủ, hồi hộp. Cũng có thể sử dụng lạc tiên với những loại thảo dược hỗ trợ mất ngủ khác như tâm sen, lá vông hay dâu tằm…sắc lên uống sẽ là bài thuốc nam điều trị rất hiệu quả chứng mất ngủ.


Nguồn: ST

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019

Thảo Dược Hay Nhất - 6 bài thuốc từ thảo dược quý Đương quy và Hoàng kỳ trị chứng huyết hư hiệu quả

Trong Đông y, khí và huyết thường “song hành”, phối hợp với nhau. Khí có tác dụng làm ấm. Khí dồi dào lưu thông được là nhờ huyết. Huyết (máu) có tác dụng chuyển tải dương khí làm mềm mại cơ bắp cả hai có quan hệ mật thiết chặt chẽ với nhau.
Chứng huyết hư thường sinh ra nhiều bệnh như: Tâm quý (hồi hộp), hư lao, thiên đầu thống(đau đầu), huyễn vựng (hoa mắt chóng mặt), các bệnh về huyết, cảm mạo, sốt, tiểu tiện ít, táo bón…
Tùy từng trường hợp mà dùng bài thuốc phù hợp như sau
Do huyết hư sinh chứng tâm quý (tim hồi hộp)
Triệu chứng: Bệnh thường có biểu hiện hồi hộp, chóng  mặt quay cuồng, mất ngủ, khi ngủ hay mê sảng, mặt trắng nhợt, tinh thần mệt mỏi, chất lưỡi đỏ, mạch tế nhược.
Bài thuốc: Quy tỳ thang. Táo nhân 16g, Nhân sâm 12g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, mộc hương 4g, sinh khương 3 lát, phục linh 12g, đương quy 12g, viễn chí 8g, long nhãn 8g, cam thảo 4g, đại táo 3 quả.
Cách dùng: Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn, hoặc lúc đói.
Do huyết hư dẫn đến tâm huyết hư suy
Triệu chứng: Người bệnh thường có biểu hiện tim đập nhanh, loạn nhịp, hay quên, mất ngủ kéo dài, hay mê sảng, sắc mặt buồn, chất lưỡi nhạt, mạch tế hoặc kết đại.
Bài thuốc: Dưỡng tâm thang: hắc táo nhân 20g, đương quy 16g, hoàng kỳ 16g, phục thần 12g, bạch linh 12g, ngũ vị tử 10g, xuyên khung 8g, cam thảo 4g, đại táo 3 quả, viễn chí 10g, bán hạ (chế) 12g, nhục quế 10g, sinh khương 4g, bá tử nhân 12g, nhân sâm 12g.
Cách dùng: Ngày uống một thang, chia làm 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn. Hoặc tán bột làm viên hoàn mật ong, mỗi viên 5g, ngày uống 2 lần mỗi lần uống 2 viên trước khi ăn sáng và ăn tối.
Do huyết hư dẫn đến can (gan) huyết hư
Triệu chứng: Chóng mặt ù tai, đau hai mạng sườn, hay sợ hãi, da mặt nhăn nheo, đối với phụ nữ kinh nguyệt không đều, hay bế kinh, chất lưỡi nhạt, mạch huyền tế.
Bài thuốc: Tứ vật thang gia vị: thục địa 120g, xuyên quy 80g, xuyên khung 60g, bạch thược 80g. Tùy tình trạng của bệnh nhân mà gia thêm một số vị khác cho thích hợp như: bạch truật, hắc táo nhân, viễn chí, ngũ vị tử...
Cách dùng: Tán bột làm viên hoàn mật ong, mỗi viên 5g, ngày uống 3 lần mỗi lần uống 2 viên trước khi ăn.
Do huyết hư sinh chứng huyễn vựng (chóng mặt choáng váng)
Triệu chứng: Chóng mặt quay cuồng nếu lao động thì bệnh nặng thêm, môi tái xanh, mặt trắng nhợt, móng tay móng chân nhợt nhạt, tinh thần mệt mỏi, hay hụt hơi, hồi hộp, mất ngủ.
Bài thuốc: Quy tỳ thang: nhân sâm 12g, viễn chí 8g, bạch truật 12g, đương quy 12g, hoàng kỳ 12g, mộc hương 4g, sinh khương 3 lát, phục linh 12g, long nhãn 8g, táo nhân 16g, cam thảo 4g, đạị táo 3 quả.
Khi dùng phải gia thêm các vị như: thục địa, cúc hoa, thảo quyết minh. Phụ nữ thì gia thêm hương phụ.
Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày dùng trước khi ăn.
Do huyết hư sinh chứng đầu thống (đau đầu)
Triệu chứng: Đau đầu ê ẩm, chóng mặt, khi cơ thể mệt mỏi thì đau nhiều, ăn uống kém, mất ngủ
Bài thuốc: Bát trân thang gia vị: nhân sâm 12g, bạch truật 12g,  thục địa 12g, đương quy 8g, phục linh 12g, cam thảo 4g, xuyên khung 6g, bạch thược 8g. Nếu huyết áp thấp gia thêm: thăng ma 8g, sài hồ 6g. Nếu huyết áp cao gia thêm: thiên ma, câu đằng...
Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.
Chứng huyết hư đại tiện bí kết (táo bón)

Triệu chứng: Bị táo bón, phân rắn như phân dê, khó đi ngoài, rặn không ra, mặt nhợt nhạt, môi lưỡi khô, hay chóng mặt hoa mắt, mạch tế sác.
Bài thuốc: Nhuận tràng hoàn: đương quy 16g, sinh địa 16g, hỏa ma nhân 12g, đào nhân 12g, thục đại hoàng 8g.
Cách dùng: Tán bột làm viên hoàn mật mỗi viên 5g, ngày uống 3 lần mỗi lần uống 1 viên uống với nước đun sôi để nguội.
Chứng huyết hư do mất nhiều máu cấp tính
Triệu chứng: Chảy máu chỗ chấn thương, chảy máu mũi, chảy máu dưới da, sắc mặt trắng nhợt, hoa mắt chóng mặt, tinh thần mệt mỏi, có trường hợp bị choáng.
Bài thuốc: Nhân sâm quy tỳ thang: sâm cao ly 26g, bạch truật 16g, bạch linh 12g, hoàng kỳ 16g, long nhãn 8g, hắc táo nhân 30g, đương quy 12g, mộc hương 4g, viễn chí 6g, chích cam thảo 4g.
Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

Thảo Dược Hay Nhất - Bài Thuốc Từ Đậu Đỏ Chống Ung Thư, Giải Độc Gan, Làm Đẹp Da


Theo y học hiện đại, đậu đỏ giàu chất dinh dưỡng (đường, đạm, chất xơ, chất béo, chất khoáng như: canxi, phốt-pho, sắt, axit nicotinic, vitamin B1, B2…), vừa là loại thực phẩm bổ máu vừa có tác dụng giải độc, kích thích nhu động ruột, kháng khuẩn, tiêu viêm, lợi tiểu, hạ cholesterol và chống ung thư.


Công dụng tuyệt vời nhất của đậu đỏ đó là giúp hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Sở dĩ vậy bởi đậu đỏ chứa một lượng protein phong phú rất có lợi cho tim. Protein làm hạ thấp mức cholesterol xấu LDL và làm gia tăng lượng cholesterol tốt HDL.

Đậu đỏ giàu vitamin nhóm B và mang tính chất kiềm thạch nên có tác dụng nhuận tràng, thông ruột, giải độc cho ruột và gan rất hiệu quả. Đối với người bình thường chỉ cần uống nước và ăn đậu đỏ ninh nhừ cách ngày 1 lần sẽ giúp giải độc cơ thể cực tốt. Người bị ngộ độc nhẹ cần uống mỗi ngày 1 cốc nước đậu đỏ đun với 1 ít muối, độc tố sẽ được đẩy hết ra ngoài qua đường tiểu.





Nhiều bài thuốc từ đậu đỏ khá hữu hiệu như bài thuốc trị bệnh viêm tiểu cầu thận: Bạn chỉ cần dùng 90g đậu đỏ, 60g râu ngô, 20 trái táo đỏ, 30g đường đỏ hoặc đường vàng nấu nước uống trong ngày cho đến khi hết bệnh, kéo dài khoảng từ 1-3 tháng.


Trị phù thũng, tiểu tiện không thông: đậu đỏ 30g, hạt bo bo 30g, gạo tẻ 50g. Đậu đỏ ngâm mềm nấu trước, rồi cho gạo tẻ, hạt bo bo vào nấu nhừ, thêm đường. Ăn trong ngày.

Thuốc thanh nhiệt, lợi thủy, tĩnh tâm, an thần: đậu đỏ 30g, đảng sâm 8g, đương quy 8g, tim lợn 1 quả, nấm hương vừa đủ. Tất cả hầm mềm, ăn cái, uống nước.

Trị viêm tiểu cầu thận: đậu đỏ 90g, râu ngô 60g, táo đỏ 10g, thêm đường vừa đủ. Nấu nước uống trong ngày (thời gian điều trị từ 1 - 3 tháng).

Trị tiểu đường, mẩn ngứa, mụn nhọt: đậu đỏ 50g, bí đao 1kg. Đậu đỏ nấu trước với nước cho mềm, bí đao cho vào sau. Ăn cái, uống nước.

Bổ khí huyết, kiện tỳ ích vị, tăng cường sức khỏe: đậu đỏ 30g, chim cút 2 con, gừng tươi 3 lát. Hầm mềm, nêm gia vị, ăn nóng.



Giảm cân: Hạt đậu đỏ rất có ích cho những ai đang muốn giảm cân vì chúng cung cấp ít calo (một chén đậu đỏ chỉ cung cấp khoảng 300 calo) nhưng lại giàu chất xơ nên sẽ giúp bạn no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn đồng thời còn đốt cháy bớt lượng mỡ thừa đã tích trữ lâu ngày trong cơ thể.


Kiểm soát huyết áp: Lượng kali trong hạt đậu đỏ có tác dụng giúp điều chỉnh và kiểm soát mức huyết áp. Bổ sung đủ lượng kali theo nhu cầu mà cơ thể cần là cách để các thai phụ ngăn ngừa những dị tật có thể xảy ra cho thai nhi của mình.

Tốt cho làn da: Đậu đỏ cũng được xem là một trong những bí quyết làm đẹp của phụ nữ vì chúng có khả năng tẩy sạch tế bào chết cho da. Bột đậu đỏ là một trong những nguyên liệu mà bạn có thể sử dụng để chế biến các loại mặt nạ dưỡng da phù hợp với mọi loại da.

Không chỉ tẩy sạch tế bào da chết, đậu đỏ còn làm giảm tình trạng viêm nhiễm và hạn chế các vết sưng tấy trên da do mụn gây ra.

Tốt cho thận: Đậu đỏ nằm trong nhóm những thực phẩm có ích cho sức khỏe của thận. Chúng giúp điều chỉnh chức năng của thận và khôi phục lại sự cân bằng về lượng chất ẩm có trong hai quả thận.

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng và sức khỏe, để có được lợi ích tốt nhất từ đậu đỏ, cần ăn những món được chế biến từ loại đậu này hai lần mỗi tuần.