Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019

Thảo Dược Hay Nhất - 6 bài thuốc từ thảo dược quý Đương quy và Hoàng kỳ trị chứng huyết hư hiệu quả

Trong Đông y, khí và huyết thường “song hành”, phối hợp với nhau. Khí có tác dụng làm ấm. Khí dồi dào lưu thông được là nhờ huyết. Huyết (máu) có tác dụng chuyển tải dương khí làm mềm mại cơ bắp cả hai có quan hệ mật thiết chặt chẽ với nhau.
Chứng huyết hư thường sinh ra nhiều bệnh như: Tâm quý (hồi hộp), hư lao, thiên đầu thống(đau đầu), huyễn vựng (hoa mắt chóng mặt), các bệnh về huyết, cảm mạo, sốt, tiểu tiện ít, táo bón…
Tùy từng trường hợp mà dùng bài thuốc phù hợp như sau
Do huyết hư sinh chứng tâm quý (tim hồi hộp)
Triệu chứng: Bệnh thường có biểu hiện hồi hộp, chóng  mặt quay cuồng, mất ngủ, khi ngủ hay mê sảng, mặt trắng nhợt, tinh thần mệt mỏi, chất lưỡi đỏ, mạch tế nhược.
Bài thuốc: Quy tỳ thang. Táo nhân 16g, Nhân sâm 12g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, mộc hương 4g, sinh khương 3 lát, phục linh 12g, đương quy 12g, viễn chí 8g, long nhãn 8g, cam thảo 4g, đại táo 3 quả.
Cách dùng: Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn, hoặc lúc đói.
Do huyết hư dẫn đến tâm huyết hư suy
Triệu chứng: Người bệnh thường có biểu hiện tim đập nhanh, loạn nhịp, hay quên, mất ngủ kéo dài, hay mê sảng, sắc mặt buồn, chất lưỡi nhạt, mạch tế hoặc kết đại.
Bài thuốc: Dưỡng tâm thang: hắc táo nhân 20g, đương quy 16g, hoàng kỳ 16g, phục thần 12g, bạch linh 12g, ngũ vị tử 10g, xuyên khung 8g, cam thảo 4g, đại táo 3 quả, viễn chí 10g, bán hạ (chế) 12g, nhục quế 10g, sinh khương 4g, bá tử nhân 12g, nhân sâm 12g.
Cách dùng: Ngày uống một thang, chia làm 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn. Hoặc tán bột làm viên hoàn mật ong, mỗi viên 5g, ngày uống 2 lần mỗi lần uống 2 viên trước khi ăn sáng và ăn tối.
Do huyết hư dẫn đến can (gan) huyết hư
Triệu chứng: Chóng mặt ù tai, đau hai mạng sườn, hay sợ hãi, da mặt nhăn nheo, đối với phụ nữ kinh nguyệt không đều, hay bế kinh, chất lưỡi nhạt, mạch huyền tế.
Bài thuốc: Tứ vật thang gia vị: thục địa 120g, xuyên quy 80g, xuyên khung 60g, bạch thược 80g. Tùy tình trạng của bệnh nhân mà gia thêm một số vị khác cho thích hợp như: bạch truật, hắc táo nhân, viễn chí, ngũ vị tử...
Cách dùng: Tán bột làm viên hoàn mật ong, mỗi viên 5g, ngày uống 3 lần mỗi lần uống 2 viên trước khi ăn.
Do huyết hư sinh chứng huyễn vựng (chóng mặt choáng váng)
Triệu chứng: Chóng mặt quay cuồng nếu lao động thì bệnh nặng thêm, môi tái xanh, mặt trắng nhợt, móng tay móng chân nhợt nhạt, tinh thần mệt mỏi, hay hụt hơi, hồi hộp, mất ngủ.
Bài thuốc: Quy tỳ thang: nhân sâm 12g, viễn chí 8g, bạch truật 12g, đương quy 12g, hoàng kỳ 12g, mộc hương 4g, sinh khương 3 lát, phục linh 12g, long nhãn 8g, táo nhân 16g, cam thảo 4g, đạị táo 3 quả.
Khi dùng phải gia thêm các vị như: thục địa, cúc hoa, thảo quyết minh. Phụ nữ thì gia thêm hương phụ.
Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày dùng trước khi ăn.
Do huyết hư sinh chứng đầu thống (đau đầu)
Triệu chứng: Đau đầu ê ẩm, chóng mặt, khi cơ thể mệt mỏi thì đau nhiều, ăn uống kém, mất ngủ
Bài thuốc: Bát trân thang gia vị: nhân sâm 12g, bạch truật 12g,  thục địa 12g, đương quy 8g, phục linh 12g, cam thảo 4g, xuyên khung 6g, bạch thược 8g. Nếu huyết áp thấp gia thêm: thăng ma 8g, sài hồ 6g. Nếu huyết áp cao gia thêm: thiên ma, câu đằng...
Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.
Chứng huyết hư đại tiện bí kết (táo bón)

Triệu chứng: Bị táo bón, phân rắn như phân dê, khó đi ngoài, rặn không ra, mặt nhợt nhạt, môi lưỡi khô, hay chóng mặt hoa mắt, mạch tế sác.
Bài thuốc: Nhuận tràng hoàn: đương quy 16g, sinh địa 16g, hỏa ma nhân 12g, đào nhân 12g, thục đại hoàng 8g.
Cách dùng: Tán bột làm viên hoàn mật mỗi viên 5g, ngày uống 3 lần mỗi lần uống 1 viên uống với nước đun sôi để nguội.
Chứng huyết hư do mất nhiều máu cấp tính
Triệu chứng: Chảy máu chỗ chấn thương, chảy máu mũi, chảy máu dưới da, sắc mặt trắng nhợt, hoa mắt chóng mặt, tinh thần mệt mỏi, có trường hợp bị choáng.
Bài thuốc: Nhân sâm quy tỳ thang: sâm cao ly 26g, bạch truật 16g, bạch linh 12g, hoàng kỳ 16g, long nhãn 8g, hắc táo nhân 30g, đương quy 12g, mộc hương 4g, viễn chí 6g, chích cam thảo 4g.
Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

Thảo Dược Hay Nhất - Bài Thuốc Từ Đậu Đỏ Chống Ung Thư, Giải Độc Gan, Làm Đẹp Da


Theo y học hiện đại, đậu đỏ giàu chất dinh dưỡng (đường, đạm, chất xơ, chất béo, chất khoáng như: canxi, phốt-pho, sắt, axit nicotinic, vitamin B1, B2…), vừa là loại thực phẩm bổ máu vừa có tác dụng giải độc, kích thích nhu động ruột, kháng khuẩn, tiêu viêm, lợi tiểu, hạ cholesterol và chống ung thư.


Công dụng tuyệt vời nhất của đậu đỏ đó là giúp hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Sở dĩ vậy bởi đậu đỏ chứa một lượng protein phong phú rất có lợi cho tim. Protein làm hạ thấp mức cholesterol xấu LDL và làm gia tăng lượng cholesterol tốt HDL.

Đậu đỏ giàu vitamin nhóm B và mang tính chất kiềm thạch nên có tác dụng nhuận tràng, thông ruột, giải độc cho ruột và gan rất hiệu quả. Đối với người bình thường chỉ cần uống nước và ăn đậu đỏ ninh nhừ cách ngày 1 lần sẽ giúp giải độc cơ thể cực tốt. Người bị ngộ độc nhẹ cần uống mỗi ngày 1 cốc nước đậu đỏ đun với 1 ít muối, độc tố sẽ được đẩy hết ra ngoài qua đường tiểu.





Nhiều bài thuốc từ đậu đỏ khá hữu hiệu như bài thuốc trị bệnh viêm tiểu cầu thận: Bạn chỉ cần dùng 90g đậu đỏ, 60g râu ngô, 20 trái táo đỏ, 30g đường đỏ hoặc đường vàng nấu nước uống trong ngày cho đến khi hết bệnh, kéo dài khoảng từ 1-3 tháng.


Trị phù thũng, tiểu tiện không thông: đậu đỏ 30g, hạt bo bo 30g, gạo tẻ 50g. Đậu đỏ ngâm mềm nấu trước, rồi cho gạo tẻ, hạt bo bo vào nấu nhừ, thêm đường. Ăn trong ngày.

Thuốc thanh nhiệt, lợi thủy, tĩnh tâm, an thần: đậu đỏ 30g, đảng sâm 8g, đương quy 8g, tim lợn 1 quả, nấm hương vừa đủ. Tất cả hầm mềm, ăn cái, uống nước.

Trị viêm tiểu cầu thận: đậu đỏ 90g, râu ngô 60g, táo đỏ 10g, thêm đường vừa đủ. Nấu nước uống trong ngày (thời gian điều trị từ 1 - 3 tháng).

Trị tiểu đường, mẩn ngứa, mụn nhọt: đậu đỏ 50g, bí đao 1kg. Đậu đỏ nấu trước với nước cho mềm, bí đao cho vào sau. Ăn cái, uống nước.

Bổ khí huyết, kiện tỳ ích vị, tăng cường sức khỏe: đậu đỏ 30g, chim cút 2 con, gừng tươi 3 lát. Hầm mềm, nêm gia vị, ăn nóng.



Giảm cân: Hạt đậu đỏ rất có ích cho những ai đang muốn giảm cân vì chúng cung cấp ít calo (một chén đậu đỏ chỉ cung cấp khoảng 300 calo) nhưng lại giàu chất xơ nên sẽ giúp bạn no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn đồng thời còn đốt cháy bớt lượng mỡ thừa đã tích trữ lâu ngày trong cơ thể.


Kiểm soát huyết áp: Lượng kali trong hạt đậu đỏ có tác dụng giúp điều chỉnh và kiểm soát mức huyết áp. Bổ sung đủ lượng kali theo nhu cầu mà cơ thể cần là cách để các thai phụ ngăn ngừa những dị tật có thể xảy ra cho thai nhi của mình.

Tốt cho làn da: Đậu đỏ cũng được xem là một trong những bí quyết làm đẹp của phụ nữ vì chúng có khả năng tẩy sạch tế bào chết cho da. Bột đậu đỏ là một trong những nguyên liệu mà bạn có thể sử dụng để chế biến các loại mặt nạ dưỡng da phù hợp với mọi loại da.

Không chỉ tẩy sạch tế bào da chết, đậu đỏ còn làm giảm tình trạng viêm nhiễm và hạn chế các vết sưng tấy trên da do mụn gây ra.

Tốt cho thận: Đậu đỏ nằm trong nhóm những thực phẩm có ích cho sức khỏe của thận. Chúng giúp điều chỉnh chức năng của thận và khôi phục lại sự cân bằng về lượng chất ẩm có trong hai quả thận.

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng và sức khỏe, để có được lợi ích tốt nhất từ đậu đỏ, cần ăn những món được chế biến từ loại đậu này hai lần mỗi tuần.