Thứ Năm, 21 tháng 3, 2019

Thảo Dược Hay Nhất - Cây Thuốc Quý Dược Liệu Chữa Bệnh Dễ Kiếm Trong Vườn

Ngày nay mọi người đều muốn hướng về sử dụng những cây thuốc thảo dược để chữa bệnh vì nó có lợi cho sức khỏe, không lo tác dụng phụ hay kháng kháng sinh. Tuy nhiên, khá nhiều người vẫn còn mơ hồ và không hề biết về đặc điểm cũng như tác dụng của các loại cây thảo dược, những loại dược liệu quanh ta vẫn bị bỏ qua. Nếu bạn đang thắc mắc và muốn tìm hiểu những loại cây thảo dược- loại dược liệu quý quanh vườn nhà thì bạn đừng bỏ qua bài viết hữu ích dưới đây.

Cây Cỏ Tranh

Cây cỏ tranh hay còn được gọi là bạch mao. Đây là loại cây sống lâu năm có thân rễ lan dàia ưn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi; dáng lá hẹp dài; lá có mặt trên nhám, mặt dưới nhẵn, mép lá sắc có thể cứa đứt tay rất dễ dàng. Hoa tự hình chuỳ, màu trắng sợi như bông, rất nhẹ nên ngoài nhân giống qua chồi rễ, cỏ tranh còn có khả năng phát tán rất xa nhờ gió. Ngoài ra rễ cỏ tranh còn được gọi là mao căn. tác dụng của rễ cây cỏ tranh

Tác dụng cây cỏ tranh

Theo đông y, rễ cây cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn. Có tác dụng trừ phục nhiệt (nhiệt ẩn tàng ở bên trong), tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện và tẩy độc cơ thể. Dùng chữa chứng nội nhiệt phiền khát, tiểu tiện khó khăn, đái ra máu, thổ huyết, máu cam…

Hoa cỏ tranh có vị ngọt, tính ấm, không độc; có tác dụng cầm máu, làm hết đau dùng chữa nôn ra máu, đổ máu mũi.



Cây hẹ

Cây rau hẹ hay còn được gọi là cửu thái, khởi dương thảo là cây thân thảo, có chiều cao khoảng 20-40 cm, giàu dược tính và có mùi thơm rất đặc trưng, không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn…, mà còn là cây thuốc chữa được nhiều bệnh.

Tác dụng của cây hẹ

Theo Đông y, cây rau hẹ có tác dụng làm thuốc cụ thể, lá hẹ để sống có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay; vào các kinh Can, Vị và Thận. Có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Thường dùng chữa ngực đau tức, nấc, ngã chấn thương,… Gốc rễ hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, thường dùng chữa ngực bụng đau tức do thực tích, đới hạ, các chứng ngứa,… Hạt hẹ có tính ấm, vị cay ngọt; vào các kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ Can, Thận, tráng dương, cố tinh. Thường dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh, lưng gối yếu mềm.



Cây bông mã đề

Cây bông mã đề hay còn gọi là cây xa tiền, đây là loại cây thân thảo, cao từ 10-15cm, cây dễ trồng trong vườn nhà vì có thể sống ở nhiều vùng đất có khí hậy khác nhau. Mã đề có thân ngắn, lá mọc từ gốc, có hình trứng và có phần gân dọc theo sống lá. Mép lá có hình răng cưa, uốn lượn không đều theo nhiều hình dạng khác nhau. Mã đề có bông dài, mọc thẳng hướng lên trời, hoa lưỡng tính, có bốn đài xếp đều, cuống hoa gần như quy đồng ở gốc. Quả mã đề là dnagj quả nang, hình chóp thuôn dài, bên trong có chứa nhiều hạt nhỏ màu đen, bóng, đem ươm sẽ mọc thành cây mới.

Tác dụng cây bông mã đề

Theo dân gian, mã đề thường có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu rất tốt, do đó ngoài việc ăn món canh mã đề trong các bữa ăn, không ít người còn dùng mã để để sắc nước uống nhằm lợi tiểu và loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Các nhà khoa học cũng nghiên cứu và chứng minh, cây mã đề đặc biệt là phần lá tác dụng, tăng thải trừ urê, acid uric và muối trong thận khá hiệu quả. Cây bông mã đề trị đi tiểu ra máu, chữa sỏi đường tiết niệu. Trị ho, tiêu đờm, trị tiêu chảy. sốt xuất huyết, mụn nhọt.



Cây vòi voi

Cây vòi voi hay còn có tên gọi khác là cây vĩ trùng, đại vĩ đạo. Cây có chiều cao khoảng 25-40cm, thân cây khỏe, thuộc loại thân cứng và có nhiều cành.

Trên thân cây và cành cây có nhiều lông ráp, lá cây vòi voi được mọc so le với nhau, lá cây có hình trái xoan và chóp nhọn, cả hai mặt của lá cây đều có lông ráp. Hoa cây vòi voi có màu trắng hoặc màu tím, hoa không có cuống, được mọc so le và rất đều nhau. Qủa cây vòi voi có 4 quả hạch con hình tháp. Cây vòi voi được mọc ở những vùng đất trống bỏ hoang hoặc những nương cỏ bỏ hoang ở nhiều nơi. Có thể thu hoạch thân và lá quanh năm và đặc biệt là vào mùa thu.  Sử dụng cây vòi voi tươi hoặc khô đều có hiệu quả chữa bệnh như nhau.

Tác dụng của cây vòi voi

Theo sách thuốc của giới Đông y, tác dụng của cây vòi voi chính là chống viêm và giảm đau.

Cây vòi voi có vị đắng nhẹ, hơi the, vị mát. Sử dụng vòi voi có tác dụng tiêu độc, tiêu viêm, trong những trường hợp phong thấp, viêm gân do chấn thương đừng bỏ qua những bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ cây vòi voi.
Người ta còn phát hiện tác dụng của cây vòi voi trong công dụng chữa bệnh mụn nhọt, viêm họng, mẫn ngứa. Cây vòi voi còn có khả năng chữa bệnh đau nhức đầu gối, sưng đầu gối.
Ngoài ra, trẻ em nóng mẩn ngứa có thể tắm bằng lá và thân cây vòi voi làm dịu ngứa và mẩn.



Cây sài đất

Sài đất còn có tên gọi là húng trám, ngổ núi, cúc nháp, cúc giáp, hoa múc… thuộc họ cúc. Cây mọc hoang và được trồng làm thuốc. Sài đất là loại cỏ sống dai, mọc lan bò, thân mọc lan tới đâu rễ mọc tới đấy. Thân màu xanh có lông trắng, cứng, nhỏ. Lá gần như không cuống, mọc đối, hình bầu dục thon dài 2 đầu nhọn, có lông nhỏ cứng ở cả hai mặt. Cụm hoa hình đầu, cánh hoa màu vàng tươi. Cây mọc hoang ở nhiều tỉnh trong cả nước.

Tác dụng của cây sài đất

Theo Đông y, sài đất vị ngọt, hơi chua, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm ho, mát máu; thường được dùng chữa cảm mạo, sốt, viêm họng, viêm phế quản phổi, ho gà, tăng huyết áp, trĩ rò, phòng sởi, mụn nhọt.
Theo kinh nghiệm trong nhân dân và một số bệnh viện ở nước ta, sài đất có tác dụng chữa mụn nhọt, chốc, lở ngứa, đau mắt, viêm bàng quang, viêm tuyến vú, rôm sảy,giảm đau..
Ngoài ra sài đất còn chữa cảm sốt, uống phòng sởi biến chứng.


Nguồn: ST

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét